Nếu những chuyện này,ảichăngtôiđangbấthiếuvớimẹthien ha bet tôi có can thiệp, góp ý trực tiếp, chẳng bao giờ bà để tâm. Mẹ tôi là giáo viên mầm non, ngoài công việc chính ở trường, bà còn dành phần lớn thời gian vào việc làm đẹp, mua sắm,... Nghe qua chẳng có gì đáng nói, nhưng chuyện là bố tôi mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, tính đến nay cũng gần hai năm không đi lại được. Từ ngày phát hiện ra bệnh đến nay đã mười năm, tôi không phủ nhận công lao và tâm huyết mẹ dành cho bố. Tuy nhiên đi cùng với những việc thuộc về trách nhiệm của người vợ, mẹ luôn có tư tưởng thỏa mãn bản thân một cách không thể chấp nhận nổi.
Gần đây, tình hình bố ngày càng kém, em tôi mới ra trường đang đi làm chính thức, công việc có trục trặc. Bố nhập viện, nó cũng nghỉ việc để thường trực ở bệnh viện cho đến khi bố được về nhà. Tôi mới lập gia đình không lâu, đã có con nhỏ, ngoài giờ làm, tôi phải chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình. Tôi không thể thường trực trong viện với bố, nhiều hôm đi làm về rồi cơm nước, tắm rửa cho con cái cũng muộn, gọi hỏi thăm bố được mấy câu là hết ngày. Em tôi trực ở viện ngày trong tuần, còn cuối tuần mẹ vào thay cho em về nghỉ ngơi.
Những lúc mẹ trực, tôi gọi đến hỏi thăm, mẹ không đi gội đầu thì nặn mụn, hoặc đi cà phê với bạn bè. Một lần, hai lần, tôi sẽ chẳng nói đến, nhưng gần như lần nào cũng thế, và tôi đủ trình độ để nhìn rõ được sự dối trá trong từng lời nói của mẹ. Khỏi cần nói, đọc qua cũng thấy hoàn cảnh gia đình tôi đang hết sức khó khăn, nhưng điều làm tôi buồn nhất là mẹ đang gánh trên vai khoản nợ khổng lồ, nhưng dường như chưa bao giờ bà có ý định thắt chặt chi tiêu để lo trả nợ và xây dựng gia đình.
Không hiểu vì lý do gì, mẹ mua nhiều quần áo đến nỗi nhiều shop mới mở nhìn thấy đống quần áo của mẹ còn phải mơ ước. Thực tế là quần áo từng lấp kín tầng hai của hai căn nhà mặt đường liên xã ở quê. Bây giờ nhà chẳng còn, chỉ còn đống quần áo mà chẳng biết mẹ đã mặc hết chưa. Tôi và mẹ vốn khắc khẩu từ xưa, tuy nhiên với tinh thần xây dựng, hai anh em tôi không ít lần tác động nhưng chỉ nhận lại hàng nghìn lý do và những câu trả lời quanh quẩn, tránh né, rồi đâu lại hoàn đấy. Tôi luôn thấy rõ sự giả dối trong bất cứ hơi thở nào của mẹ. Bà luôn muốn thể hiện ra cho người ngoài thấy mình ở phân khúc người có tiền, nhưng đối với người trong nhà, bà có thể vay mà không trả, buông những lời lẽ bỉ ổi với người thân luôn lo cho mình lúc khó khăn.
Năm 2017, bố phải phẫu thuật. Trong cái đêm thập tử nhất sinh, tôi và mẹ trong viện, tình cờ tôi đọc được tin nhắn tình cảm của bà với một ông đồng hương. Hay mới đây thôi, bố vừa xuất viện, vợ chồng tôi cho con sang làm bữa ăn mừng thì mẹ nói trường có cô hiệu trưởng mới về mời toàn thể giáo viên đi du lịch. Chuyện chẳng có gì đáng nói cho đến vài ngày sau đó, tôi nhìn thấy bài đăng có gắn thẻ mẹ trên mạng xã hội, trên một nhóm giao lưu âm nhạc. Đành rằng bà cũng cần có những mối quan hệ riêng, nhưng vào thời điểm như vậy, tôi tin chẳng ai hành động như vậy.
Để nói ra thì cả ngày không hết chuyện, tôi chưa lo được cho mẹ ngày nào nên góp ý cũng cần sự tình nguyện và thái độ cầu thị của mẹ, nhưng không. Có thể bạn đọc cho rằng tôi bất hiếu, nhưng thật sự tôi không muốn nói bất cứ chuyện gì với người đã sinh ra mình. Tôi căm thù sự giả tạo. Tôi không giỏi viết, trên đây là những tâm sự khó nói nhất của tôi. Nếu được, xin bạn đọc cho tôi lời khuyên, để ít nhất dẫu không thay đổi được, tôi cũng không hành xử như một đứa con bất hiếu.
Xuân Trường
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc